Cách chọn công cụ chỉ báo phù hợp với chiến lược đầu tư và những phương pháp kết hợp chỉ báo, điều mà rất ít nhà đầu tư chia sẻ.
Trong những bài viết về chia sẻ cách sử dụng các công cụ chỉ báo, tôi thường nhắc đến vấn đề “Chọn công cụ chỉ báo phù hợp với chiến lược đầu tư”, nhưng tôi không nhắc đến cụ thể là chỉ báo nào phù hợp với chiến lược nào. Vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cách để các bạn có thể chọn công cụ chỉ báo phù hợp cho chiến lược giao dịch.
1. Phân loại các công cụ chỉ báo
Có thể bạn chưa biết công cụ chỉ báo được chia làm 2 loại chính là: Chỉ báo sớm (Leading) và Chỉ báo trễ (lagging).
Trong đó, Chỉ báo sớm là loại chỉ báo sẽ giúp các bạn có thể dự báo được trước hướng đi của giá trong 1 xu hướng hoặc trong phiên giao dịch. Còn chỉ báo trễ là loại chỉ báo được sử dụng để phân tích sau khi một xu hướng kết thúc và bắt đầu đảo chiều, nó có thể giúp các bạn xác định xu hướng tiếp theo của thị trường để vào lệnh giao dịch.
Các loại Chỉ báo sớm (Leading) Phổ biến bao gồm: Parabolic SAR, Stochastic, CCI, RSI, Chaikin.
Các loại Chỉ báo trễ (Lagging) phổ biến bao gồm: Đường trung bình động MA, MACD, Bollinger Bands, Độ lệch chuẩn, volumes.
Các loại chỉ báo này sẽ có 4 công dụng chính:
(1) Dự báo xu hướng

Dự báo xu hướng của thị trường chính là dự báo xem xu hướng thị trường khi nào sẽ đảo chiều dựa trên các công thức tính mức giá trung bình. Thông thường các loại chỉ báo dùng để dự báo xu hướng của thị trường là những chỉ báo Trễ (Lagging)
Cac chỉ báo phổ biến để dự báo xu hướng: Đường MA, MACD và Parabolic SAR.
(2) Dự báo xung lượng

Nói về xung lượng giao dịch thì có thể rất ít bạn biết nó là gì, nếu giải thích dễ hiểu thì xung lượng giao dịch có thể giúp bạn xác định được tâm lý của các nhà đầu tư xem đã hết muốn mua hoặc muốn bán chưa, từ đó các bạn có thể xác định được giá sẽ di chuyển đi đâu tiếp theo.
Ví dụ: Khi giá dầu trên thị trường tăng cao đến một mức kỉ lục, thì các nhà đầu tư thường có tâm lý không muốn mua vào ở mức giá này nữa, mà muốn bán ra để thu lợi nhuận. Và các chỉ báo xung lượng sẽ giúp các bạn xác định xem khi nào các nhà đầu tư muốn bán ra và khi nào muốn mua vào.
Các loại chỉ báo phổ biến được sử dụng để dự báo xung lượng bao gồm: Stochastic, CCI và RSI.
(3) Dự báo biến động giá

Các loại chỉ báo biến động sẽ có công dụng giúp bạn có thể xác định được các vùng Mua và Bán trên thị trường. Tuy nhiên, nó lại có hạn chế là dự báo chậm trễ hơn so với sự chuyển động của giá trên thị trường, nhưng các điểm vào lệnh tìm được từ thông tin mà nó cung cấp sẽ vô cùng an toàn và có độ rủi ro thấp.
Các loại chỉ báo phổ biến được sử dụng để dự báo biến động giá bao gồm: Bollinger Bands và Độ lệch chuẩn.
(4) Dự báo khối lượng giao dịch

Dự báo khối lượng hay còn gọi là dự báo số lượng giao dịch của một sản phẩm trong một phiên giao dịch nhất định. Nói một cách dễ hiểu thì xác định khối lượng giao dịch chính là xác định số lượng trader tham gia Mua/Bán trên thị trường, từ đó có thể đưa ra nhận định xem giá sẽ tăng hay giảm.
Ví dụ như: Khi giá Vàng tăng, khối lượng giao dịch lớn, chứng tỏ giá sẽ tiếp tục tăng mạnh. Còn khi giá vàng giảm, khối lượng giao dịch tăng chứng tỏ giá có thể tiếp tục giảm.
Các loại chỉ báo phổ biến được sử dụng để dự báo khối lượng giao dịch bao gồm: Chaikin và Volumes.
2. Cách chọn công cụ chỉ báo phù hợp cho chiến lược giao dịch
Để xác định được đâu là chỉ báo phù hợp nhất cho chiến lược đầu tư, thì các bạn cần phải trả lời được 2 câu hỏi sau:
– Phong cách giao dịch của bạn là gì?
– Mục tiêu cụ thể của chiến lược là gì?
Và trong phần này tôi sẽ giúp các bạn trả lời 2 câu hỏi trên một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
(1) Phong cách giao dịch của bạn là gì?

Như trong những bài viết trước, tôi đã nêu ra một số phong cách giao dịch phổ biến hiện nay gồm có: Phong cách Scalping, Phong cách giao dịch theo ngày, Phong cách giao dịch theo tuần hoặc theo tháng. Tùy vào tính cách và hoàn cảnh của mỗi nhà giao dịch, họ sẽ chọn cho bản thân một phong cách giao dịch riêng. Mỗi phong cách giao dịch sẽ có những khung thời gian phù hợp để phân tích và giao dịch. Chẳng hạn như những nhà giao dịch toàn thời gian sẽ chọn khung thời gian lớn như Daily (ngày), Weekly (Tuần) và Montly (Tháng) để phân tích và giao dịch. Và trong mỗi khung thời gian giá sẽ di chuyển theo xu hướng khác nhau, nên khi đó các chỉ số của các công cụ chỉ báo cũng sẻ phải thay đổi cho phù hợp.
Ví dụ: Khi giao dịch với chỉ báo RSI ở khung thời gian Ngày thì các bạn có thể sử dụng Đường trung bình MA 20 và MA 50. Tuy nhiên, khi bạn giao dịch ở khung thời gian bé hơn như khung H1, H4 thì đường MA 13 và MA 50 sẽ hiệu quả hơn. Còn các bạn thắc mắc tại sao lại có côn số đó, thì những con số này được tìm ra dựa trên những công thức toán học và kinh nghiệm của những nhà đầu tư đi trước nên tỉ lệ chính xác của nó rất cao.
Ngoài ra, các bạn cũng cần xem xét kỹ công dụng của các loại chỉ báo có phù hợp với thị trường trong khung thời gian đó không. Chẳng hạn như khi thị trường đang trong một xu hướng tăng/giảm nhất định, các bạn có thể sử dụng chỉ báo đường MA, Parabolic SAR và RSI để kiểm tra xem thị trường có tiếp tục đi theo xu hướng hay sẽ đảo chiều. Hoặc các bạn có thể sử dụng chỉ báo CCI, Bollinger Bands và Volumes để dự báo Đỉnh/Đáy của xu hướng.
(2) Mục tiêu của chiến lược của bạn là gì?

Chắc hẳn mục tiêu ma mọi chiến lược giao dịch muốn hướng đến chính là lợi nhuận, nhưng khi sử dụng chỉ báo thì mục tiêu sẽ chia làm 2 phần nhỏ: Thu lợi nhuận từ việc xác định sức mạnh xu hướng và thu lợi nhuận từ việc dự báo sự đảo chiều xu hướng.
Thu lợi nhuận từ việc xác định sức mạnh xu hướng hay nói cách khác là thu lợi nhuận từ việc giao dịch khi xu hướng đang diễn ra. Nếu bạn là một nhà đầu tư luôn muốn các lệnh giao dịch có mức độ rủi ro thấp thì đây chính là cách dành cho bạn, vì khi thị trường đang di chuyển trong một xu huống nhất định thì việc vào lệnh giao dịch có rủi ro thất bại rất thấp, nhưng bù lại lợi nhuận thu được không nhiều. Các nhà đầu tư sử dụng cách gioa dịch này thường có câu “Hãy xem xu hướng là bạn, bạn đi đâu mình sẽ theo đó” nhằm ám chỉ mức độ an toàn trong giao dịch. Và chỉ báo phù hợp để giao dịch theo cách này gồm có CCI, RSI, Stochastic và Volumes
Còn thu lợi nhuận từ việc dự báo sự đảo chiều của xu hướng chính là phương pháp giao dịch “Mua Đáy – Bán Đỉnh” trong thị trường. Phương pháp này đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự phán đoán rất rất tốt, có độ nhạy về thị trường, cũng như kiên trì quan sát thị trường chờ cơ hội giao dịch. Tuy lợi nhuận thu từ phương pháp giao dịch này rất nhiều, nhưng đi kèm với nó chính là mức độ rủi ro cũng cực kì cao. Những chỉ báo phù hợp cho phương pháp giao dịch này bao gồm: Volumes, Bollinger Bands, Parabolic SAR, MACD Histogram.
Kết luận
Nói tóm lại, tùy vào từng chiến lược giao dịch và phong cách giao dịch mà bạn có thể chọn được loại chỉ báo phù hợp, nhưng trước tiên bạn cần phải nắm rõ công dụng của từng loại chỉ báo và cách sử dụng nó. Ngoài ra, nếu kết hợp Price Action với các công cụ chỉ báo thì tỷ lệ thành công trong giao dịch sẽ được nâng cao lên rất hiều lần.
Tin tức : Multibank Group Việt Nam tin tức thị trường phái sinh
Son Tung