Chỉ báo Stochastic Oscillator và những phương pháp giao dịch đơn giản nhưng hiệu quả cao mà các trader cần biết khi tham gia giao dịch.
Có thể bạn đã từng nghe qua rất nhiều về các loại chỉ báo dùng để dự báo xu hướng của thị trường hay các công cụ hỗ trợ tìm điểm vào lệnh giao dịch, nhưng rất ít ai nhắc đến xu hướng đó sẽ di chuyển đến đâu thì sẽ kết thúc.
Đó chắc hẳn là điều mà hầu hết các bạn đang thắc mắc, vì vào lệnh giao dịch mà không biết giá sẽ di chuyển đến đâu rồi đảo chiều thì vô cùng nguy hiểm có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tư. Vì vậy chỉ báo Stochastic Oscillator được ra đời để giúp các nhà đầu tư giải quyết vấn đề trên.
1. Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?
Chỉ báo Stochastic Oscillator – chỉ báo Stochastic – là một loại chỉ báo khá nổi tiếng trong phân tích kỹ thuật được phát minh vào năm 1950 bởi George Lane, nó giúp các nhà giao dịch có thể dự báo được xu hướng của thị trường bao giờ sẽ kết thúc hay nói cách khác là giá sẽ di chuyển đến đâu thì có thể đảo chiều.
Trong đó chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau:
(1) Trong một xu hướng tăng, giá có thể di chuyển bằng hoặc cao hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước.
(2) Trong một xu hướng giảm, giá có thể di chuyển bằng hoặc thấp hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.
2. Cấu tạo của chỉ báo Stochastic Oscillator

Như trong biểu đồ trên bạn có thể thấy chỉ báo Stochastic có cấu tạo gồm 3 phần chính:
(1) Vùng QUÁ MUA và vùng QUÁ BÁN: Theo đó vùng QUÁ MUA là vùng có chỉ số 20 và vùng QUÁ BÁN là vùng có chỉ số 80.
(2) Đường Nhanh: Nó có công dụng giúp các trader có thể xác định vùng vào lệnh thích hợp.
(3) Đường chậm: Nó giúp các trader có thể xác định được xu hướng của thị trường sẽ di chuyển ra sao.
3. Phương pháp giao dịch hiệu quả với Stochastic Oscillator
Như đã giới thiệu ở trên chỉ báo Stochastic sẽ cung cấp thông tin về thị trường đang trong vùng QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN và chỉ báo Stochastic được đo lường từ thang điểm 0 đến 100. Do đó, chiến lược giao dịch với Stochastic sẽ được chia làm 2 loại chính:
(1) Giao dịch với vùng QUÁ MUA:

Nếu các bạn quan sát thấy đường Nhanh giao nhau với đường Chậm tại điểm dưới hoặc ngay trên vùng QUÁ MUA (20) thì đó chính là tín hiệu thông báo giá CÓ THỂ tăng. Nhưng các bạn đừng vội vàng vào lệnh mà hãy chờ đợi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng thông qua Hành động giá (vd: Nến Engulfing tăng) rồi sau đó mới vào lệnh.
Vùng vào lệnh (Entry): Sau khi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng, nến Engulfing tăng hoặc nến Pin Bar tăng xuất hiện thì đó chính là tín hiệu thông báo cho các bạn vào lệnh.
Điểm cắt lỗ (Stoploss): Các bạn nên xem xét việc đặt điểm Stoploss ngay tại Giá đóng cửa của cây nến Giảm trong phiên giao dịch trước hoặc có thể lùi lại một vài PIP để đảm bảo an toàn.
Điểm chốt lời (Take Profit): Các bạn sẽ quan sát đường nhanh và đường chậm di chuyển nếu cả 2 đường này di chuyển qua vùng vùng QUÁ BÁN thì mức giá tương ứng với điểm chốt lời chính là điểm giao nhau giữa 2 đường nhanh và châm với vùng QUÁ BÁN.
Tìm hiểu thêm: Mô hình nến Engulfing là gì?
Tìm hiểu thêm: Mô hình nến Pin Bar là gì?
(2) Giao dịch với vùng QUÁ BÁN:

Cũng tương tự như vùng QUÁ MUA nếu các bạn quan sát thấy đường Nhanh giao nhau với đường Chậm tại điểm trên hoặc ngay trên vùng QUÁ BÁN (80) thì đó chính là tín hiệu thông báo giá CÓ THỂ giảm. Nhưng các bạn đừng vội vàng vào lệnh mà hãy chờ đợi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng thông qua Hành động giá (vd: Nến Engulfing giảm) rồi sau đó mới vào lệnh.
Vùng vào lệnh (Entry): Sau khi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng, nến Engulfing giảm hoặc nến Pin Bar giảm xuất hiện thì đó chính là tín hiệu thông báo cho các bạn vào lệnh.
Điểm cắt lỗ (Stoploss): Các bạn nên xem xét việc đặt điểm Stoploss ngay tại Giá đóng cửa của cây nến tăng trong phiên giao dịch trước hoặc có thể cao hơn một vài PIP để đảm bảo an toàn.
Điểm chốt lời (Take Profit): Các bạn sẽ quan sát đường nhanh và đường chậm di chuyển nếu cả 2 đường này di chuyển qua vùng vùng QUÁ MUA thì mức giá tương ứng với điểm chốt lời chính là điểm giao nhau giữa 2 đường nhanh và châm với vùng QUÁ MUA.
Lưu ý: thông tin mà chỉ báo Stochastic đôi lúc sẽ rất yếu và thị trường chỉ di chuyển đúng xu hướng mà Stochastic dư báo trong một khoảng nhỏ rồi sau đó đổi chiều.
—————————————Kết luận—————————————–
Nếu bạn nói giá sẽ giảm, thì bạn hoàn toàn chính xác! Bởi vì thị trường đã mua quá nhiều trong một khoảng thời gian dài như vậy, một sự đảo ngược chắc chắn sẽ xảy ra. Đó là những điều cơ bản của Stochastic. Nhiều nhà giao dịch ngoại hối sử dụng Stochastic theo nhiều cách khác nhau, nhưng mục đích chính của chỉ báo là cho chúng ta thấy điều kiện thị trường có thể bị mua quá mức hoặc bán quá mức. Nhưng bạn cũng đừng vì quá tin tưởng vào các chỉ báo vì thị trường có thể di chuyển ngược lại với thông tin mà các chỉ báo đã cung cấp.
Xem thêm : các sàn forex
Tổng hợp bởi: Son Tung