Những mô hình biểu đồ giá là một trong những phần quan trọng trong phương pháp Price Action. Nó được chia làm hai trường phái chính: Dự báo sự tiếp tục của xu hướng thị trường hoặc Dự báo sự đảo chiều xu hướng và đây cũng chính là cơ sở giúp rất nhiều trader đưa ra được nhận định về tâm lý thị trường.
Nhắc tới Price Action có thể mọi người có thể nghĩ ngay đến các mô hình nến hay phương pháp Phân tích kỹ thuật đơn giản nhất trong thị trường Forex. Tuy nhiên, có thể các trader ít để ý đến một phương pháp giao dịch theo Price Action chính là Mô hình biểu đồ giá trong Forex. Vì vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét top 10 biểu đồ giá phổ biến trong thị trường Forex và cách để giao dịch hiệu quả với nó.
Theo đó, Các mô hình biểu đồ giá trong Forex sẽ được chia thành 2 loại chính:
Những Mô hình biểu đồ giá đảo chiều xu hướng
1. Mô hình Đầu và Vai

Mô hình Đầu và Vai hay còn gọi là mô hình Head & Shoulders, nó cấu tạo gồm 3 phần chính là: là ba mức sóng. Nếu trong mô hình Đầu và Vai tăng giá thì mức sức giữa là mức có đáy thấp nhất và ngược lại với mô hình Đầu và Vai giảm giá.
Trong trường hợp mô hình Đầu và Vai tăng giá xuất hiện, sóng trái (1) và sóng giữa (2) sẽ cho thấy thị trường đang có xu hướng giảm, nhưng sóng phải (3) lại kết thúc trên sóng giữa chứng tỏ xu hướng giảm có thể bị phá vỡ, xác nhận sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra.
2. Đỉnh/Đáy đôi

Mô hình Đỉnh/Đáy đôi có cấu tạo bao gồm 2 phần chính là 2 Đỉnh/Đáy cùng dao động ở cùng một mức giá. Nếu mô hình Đáy đôi xuất hiện dao động của nó sẽ tạo thành một đường Kháng cự và dao động của mô hình Đỉnh đôi sẽ tạo thành đường Hỗ trợ.
Khi mô hình Đáy đôi xuất hiện, đáy thứ nhất đánh dấu mức giá thấp đầu tiên của xu hướng giảm. Nếu đáy thứ hai xuất hiện mà nó không phá vỡ và vượt được mức giá tại mức đáy cũ thì đó có thể là tín hiện cho thấy sự đảo chiều xu hướng thành tăng có thể xảy ra. Và điều này sẽ ngược lại với mô hình Đỉnh đôi.
3. Ba đỉnh/đáy

Cũng tương tự như mô hình Đáy/Đỉnh đôi thì mô hình ba Đỉnh/Đáy có 3 mức sóng dao động ở cùng một mức giá.
Với công dụng tương tự như mô hình Đỉnh/Đáy đôi, mô hình ba Đỉnh/Đáy giúp các nhà đâu tư củng cố thêm thông tin rằng mọi nỗ lực của phe Bán/Mua cố gắng đẩy giá theo xu hướng mà họ muốn đã thất bại và xu hướng của thị trường có thể đảo chiều.
4. Làm tròn đỉnh/đáy

Đây là một mô hình biểu đồ rất hiếm khi xuất hiện trên thị trường Forex. Theo đó, một mô hình làm tròn Đỉnh/Đáy bao gồm rất nhiều đợt sóng dao động nhỏ, thể hiện thành dạng vòm. Biểu đồ làm tròn Đỉnh/Đáy thường xuất hiện ở khung biểu đồ Tuần (weekly).
Nếu một mô hình làm tròn Đỉnh xuất hiện, đó chính là tín hiệu cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin rằng xu hướng thị trường có thể đảo chiều từ Tăng thành Giảm. Và ngược lại đối với mô hình làm tròn Đáy.
Những Mô hình biểu đồ tiếp tục xu hướng
5. Hình chữ nhật

Như các bạn có thể biết, biểu đồ hình chữ nhật giống với tình trạng Sideway của thị trường. Điều này có nghĩa là giá sẽ di chuyển trong một biên độ nhất định và biên độ đó được gọi là vùng Kháng cự và Hỗ trợ. Mô hình chữ nhật tăng và giảm vô cùng giống nhau, nhưng nó sẽ xuất hiện trong từng giai đoạn khác nhau của thị trường.
Ví dụ: Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng mà mô hình hình chữ nhật xuất hiện thì thị trường có thể tiếp tục xu hướng tăng sau đó. Và ngược lại đối với thị trường trong xu hướng giảm.
6. Mô hình Nêm – Wedge

Mô hình Wedge – mô hình Nêm, là mô hình biểu đồ giá ngắn hạn và cung cấp thông tin về sự tiếp tục xu hướng, đồng nghĩa với việc xu hướng trước đó có thể được duy trì trong một thời gian ngắn.
Mô hình này có cấu tạo bao gồm hai đường xu hướng giao nhau (đường hỗ trợ từ dưới lên và đường kháng cự từ trên xuống), hình thành 1 tam giác. Cả 2 đường xu hướng hoặc dốc lên (ở xu hướng giảm) hoặc dốc xuống (ở xu hướng tăng) chống lại xu hướng chính.
7. Tam giác

Nói về mô hình biểu đồ tam giác, đây là một mô hình khá phổ biến trong phương pháp Price Action. Trong đó, có ba loại mô hình tam giác chính là: Tăng dần, Giảm dần và Đối xứng.
Theo đó, mô hình tam giác Tăng dần thường xuất hiện trong một xu hướng tăng, nó cũng chính là tín hiệu cung cấp một thông tin rằng thị trường có thể tiếp tục trong xu hướng tăng. Điều này tương tự với mô hình tam giác Giảm dần, khi nó xuất hiện trong một xu hướng giảm. Còn mô hình tam giác Đối xứng sẽ cung cấp tín hiệu vào lệnh dựa trên tín hiệu nến rõ ràng.
Ví du: Nếu xuất hiện một mô hình nến Pinbar phá vỡ mức hỗ trợ của mô hình tam giác Đối xứng thì xu hướng tiếp theo của thị trường có thể là xu hướng giảm.
8. Mô hình Cờ

Mô hình Flag gồm hai bộ phận: cán cờ và cờ. Cán cờ chính là tín hiệu đầu tiên cho mô hình giá Flag trên biểu đồ. Đối với mô hình Flag của xu hướng tăng, cán cờ chính là một nến tăng giá trong khi đối với mô hình giá Flag của xu hướng giảm, cán cờ sẽ là một nến giảm giá. Cán cờ cao giúp tăng tính hiệu quả của mô hình, giúp các trader dự đoán vào vào lệnh một cách chính xác hơn.
Theo sau cột cờ là sự xuất hiện của lá cờ. Lá cờ chính là một kênh giá hồi lại có xu hướng đi xuống một kênh giá hồi tăng nhẹ, với hai đường hỗ trợ và kháng cự song song bao bọc biến động giá của kênh hồi. Lá cờ bao gồm các hành động giá với đỉnh và đáy phân bố đều. Đồng thời, hành động giá này có một ký tự điều chỉnh trên biểu đồ. Theo cách này, lá cờ thường đi ngược lại với xu hướng giá đang diễn ra.
9. Cốc và Tay cầm

Khi thị trường giảm giá rồi tăng giá đều, sẽ tạo nên một đường vòng cung, phần hình thành sau một đợt tăng giá của thị trường và có dạng đáy vòng xuống đó chính là phần cốc.
Sau khi phần cốc hoàn thành một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái tay cầm. Đó cũng chính là tên gọi của mô hình cốc và tay cầm.
—————————————————————————Kết luận—————————————————————————-
Trên đây là toàn bộ những mô hình biểu đồ giá phổ biến, thường gặp trong thị trường Forex. Những mô hình này một trong những mô hình giúp các nhà đầu tư có thể dự báo được xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, cách để nhận biết những mô hình này lại không hoàn toàn một chút nào, vì vậy các bạn cần phải cẩn thận quan sát thật kỹ nếu chọn phương pháp giao dịch với những mô hình biểu đồ giá này nhé.
Tìm hiểu thêm: Kháng cự và hỗ trợ
Tổng hợp bởi: Son Tung