Thiết lập chiến lược đầu tư với Price Action là một trong những điều qaun trọng mà tất cả các trader cần biết để áp dụng tốt phương pháp price Action.
Trong những bài học lần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những khái niệm về Price Action, cũng như các phương pháp Price Action chính. Nhưng nếu chỉ tìm hiểu về những phương pháp Price Action thôi thì chưa đủ, mà các bạn còn phải tìm hiểu thêm cách làm sao để thiết lập một chiến lược đầu tư hiệu quả với Price Action.
Vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách làm sao để THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ VỚI PRICE ACTION.
Hầu hết các các nhà đầu tư đều nghĩ rằng giao dịch hiệu quả với Hành động giá chỉ xoay quanh cách đọc các mô hình nến phổ biến như Pin Bar, Insdie Bar và Engulfing, hay các mô hình biểu đồ giá. Tuy nhiên, sự thật là những mô hình nến hay những mẫu biểu đồ giá chỉ là một phần của chiến lược giao dịch theo Hành động giá.
Chẳng hạn như một mô hình nến Engulfing có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và nó cũng chỉ là một mô hình nến bình thường nếu không đặt được trong đúng trường hợp. Do đó nếu chỉ dựa vào nhưng khái niệm căn bản này thì chiến lược của bạn sẽ trở thành một “con dao” tiêu diệt chính bạn.
Nếu đã là Một chiến lược giao dịch với Price Action hiệu quả thì phải trả lời được những câu hỏi sau:
(1) Làm thế nào để chúng ta xác định được xu hướng của thị trường?
(2) Mục tiêu của chiến lược giao dịch hướng đến là gì?
(3) Khi nào cần thoát khỏi giao dịch?
Và chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này thông qua tìm hiểu 4 bước để thiết lập một chiến lược đầu tư với Price Action.
Bước 1: Xác định xu hướng thị trường – Bối cảnh hành động giá

Trong bước 1 chúng ta cần xác định 5 yếu tố chính sau đây:
(1) Xác định xu hướng của thị trường.
Như các bạn đã biết thị trường tài chính có 3 xu hướng chính là: Xu hướng tăng, xu hướng giảm và không có xu hướng rõ ràng.
Và điều đầu tiên trước khi thiết lập một chiến lược thì bạn cần phải xác định được thị trường đang ở trong xu hướng nào và đề ra một chiến lược phù hợp cho xu hướng đó. Và để xác định xu hướng chính của thị trường, các bạn nên quan sát những biểu đồ với khung thời gian lớn như Khung Tuần hay Khung Tháng.
(2) Xác định các mô hình nến phù hợp.
Như đã giới thiệu ổ trên, một mô hình nến sẽ trở nên hiệu quả đúng nơi, đúng thời điểm. Từ đó, các bạn có thể dùng những mô hình nến này để phân tích những diễn biến của thị trường, hay phân tích tâm lý của các nhà đầu tư khác. Ngoài ra, những mô hình nến xuất hiện vào cuối phiên giao dịch thường cho các bạn thông tin tổng quan về thị trường và thường có độ chính xác cao.
Cũng với ví dụ ở trên bạn có thể thấy được những thanh nến Pin Bar giảm giá xuất hiện xác nhận xu hướng thị trường tiếp tục giảm giá .
Tuy nhiên, đôi lúc các bạn sẽ cần lưu ý rằng không phải lúc nào những mô hình nến cũng xuất hiện, khi này bạn có thể sử dụng các mô hình biểu đồ giá để xác nhận xu hướng của thị trường. Và một cách nữa tôi sẽ chia sẻ trong phần tiếp theo nhé.
(3) Xác định khung thời gian
Khung thời gian phân tích thị trường là một trong những yếu tố không thể thiếu trong một chiến lược đầu tư. Đối với những bạn mới tham gia vào giao dịch, thì khung thời gian thích hợp nhất để các bạn là khung thời gian M30 hay H1, vì những khung thời gian này thường không quá ngắn hay quá dài nên có thể phân tích sóng di chuyển một cách hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn.
Còn đối với những bạn đã đã quen với những khái niệm cơ bản trong thị trường, thì nên phân tích thị trường lần lượt từ Khung Tháng – Khung tuần – Khung ngày – Khung Giờ. Với cách này bạn có thể quan sát được kỹ càng cách mà thị trường hoạt động, từ đó đưa ra nhận định về xu hướng của thị trường.
Ngoài ra, có một điều thú vị mà ít các nhà đầu chú ý tới đó chính là thời gian mở cửa giao dịch của Việt Nam sớm hơn phiên giao dịch châu Âu và Mỹ nửa ngày, nên chúng ta có thể phân tích được thị trường trong khoảng thời gian sớm hơn các phiên giao dịch khác. Đó là một lợi thế rất lớn đối với những bạn có thói quen giao dịch theo khung Ngày.
(4) Vẽ đường xu hướng
Đây là một trong 2 phương pháp thay thế khi thị trường không xuất hiện mô hình nến hoặc biểu đồ giá rõ ràng. Trong phương pháp này bạn sẽ thực hiện nối các đỉnh hoặc các đáy của xu hướng lại với nhau. Nếu là xu hướng tăng thì đường Trendline sẽ hướng lên trên và nhược lại khi xu hướng giảm.
Nếu giá có hành động là cắt qua và đóng cửa ngoài đường xu hướng chính, thì đó có thể chính là một tín hiệu cho thấy giá có thể đảo chiều.
(5) Xác định vùng Hỗ trợ và Kháng cự
Đây là phương pháp thay thế cuối cùng cho cách giao dịch với mô hình nến hoặc mô hình biểu đồ giá.
Giá thường có xu hướng di chuyển trong biên độ thuộc một vùng Hỗ trợ và Kháng cự chính trên thị trường. từ đó bạn có thể xác định được lúc nào nên MUA lúc nào nên BÁN. Tuy nhiên, vùng Kháng cự và Hỗ trợ cũng có công dụng như đường xu hướng, khi gia phớ vỡ và đóng cửa ngoài vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự thì khi đó thị trường có thể đảo chiều xu hướng.
Bước 2: Thiết lập giao dịch với Hành động giá

Hầu hết các yếu tố để có thể thiết lập một giao dịch hiệu quả với Price Action tôi đã nêu rất kỹ trong bước 1 của bài học. Và trong bước 2 này điều quan trọng nhất chính là cách để tìm điểm vào lệnh thích hợp.
Theo đó sẽ có 3 cách chính để tìm điểm vào lệnh hiệu quả cho các bạn.
(1) Tìm điểm vào lệnh theo mô hình nến, biểu đồ giá.
(2) Tìm điểm vào lệnh theo vùng Kháng cự và Hỗ trợ.
(3) Tìm điểm vào lệnh theo đường xu hướng.
Và theo lời khuyên đến từ các chuyên gia đầu tư rằng “Hãy luôn coi thị trường là bạn, bạn đi đâu thì mình sẽ đi theo bạn”, tức là hãy luôn coi xu hướng thị trường chính là cơ hội và nên giao dịch theo xu hướng của thị trường, không nên giao dịch theo phương đu đỉnh hoặc đáy nếu không muốn thua lỗ.
Tìm hiểu thêm: Những mô hình nến cơ bản trong Forex
Bước 3: Kế hoạch thoát lệnh giao dịch – Không thể thiếu trong chiến lược đầu tư

Đây là một bước vô cùng quan trọng trong mọi chiến lược đầu tư. Nó giúp các bạn có thể kiểm soát được nguồn vốn đầu tư một cách chi tiết và hạn chế những rủi ro trong giao dịch.
Theo đó, trong bước này bạn sẽ cần phải xác định được khi nào nên dừng lại.
Để làm được điều này không hề khó, bạn có thể xác định đường Hỗ trợ và Kháng cự làm điểm đặt lệnh Stoploss/Take Profit, hoặc bạn cũng có thể áp dụng tỷ lệ Risk/Reward mà bạn đặt ra để tìm 2 điểm trên. Và tỷ lệ Risk/Reward hiệu quả cho việc giao dịch là 1:2 và 1:3.
Bước 4: Thay đổi chiến lược đầu tư để phát triển

Trong bước cuối cùng này, các nhà đầu tư nên chú ý qaun sát thị trường vào từng thời điểm khác nhau. Có thể tuần này thị trường có thể tăng, nhưng tuần sau thị trường lại giảm, và sự di chuyển của thị trường rất hiếm khi giống nhau. Do đó, các bạn nên quan sát thị trường thật kỹ và thay đổi chiến lược để phù hợp với thị trường.
Tuy nhiên, nói là thay đổi chiến lược, nhưng các bạn vẫn phải giữ lại những yếu trong các bước trên và thực hiện nó đúng theo quy trình.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các bước để thiết lập một chiến lược đầu tư hiệu quả với phương pháp Price Action. Nếu thực hiện thật kỷ luật các bước trên thì tỷ lệ thành công trong giao dịch sẽ được gia tăng lên rất nhiều. Tôi hy vọng những chia sẽ này có thể mang lại giá trị giúp các bạn có thể tự tin hơn với những lệnh giao dịch của bản thân các bạn.
Xem thêm : Fanpage chính thức của Multibank Group Việt Nam
Son Tung